THÔNG ĐIỆP CỦA PIVOT, HỘI NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CẤP TIẾN, VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TẠI AFGHANISTAN

Ngày 15 tháng 8 năm 2021

Với những người Mỹ gốc Việt đã trải qua biến cố 1975, tai họa đang diễn ra tại Afghanistan mang lại cho chúng tôi nỗi ám ảnh. Đành rằng hai trường hợp có khác biệt, nhưng chúng tôi có thể dễ dàng tưởng tượng những gì đang và sắp xảy ra tại quốc gia này: cuộc di tản hỗn loạn từ những thành phố đã sụp đổ; nỗi sợ hãi và hoảng loạn của người dân; sự tuyệt vọng của nhiều người đang tìm cách thoát ra khỏi xứ sở này bằng bất cứ giá nào và đưa gia đình họ đến nơi an toàn. Cảnh tượng này giống những gì đã xảy ra trong hai năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi nơi đây.

Theo dõi tin tức từ quốc gia này, tấm lòng của chúng tôi hướng về người dân Afghanistan và những người tị nạn đang bị buộc phải bỏ trốn để giữ mạng sống. Hơn nữa, chúng tôi tha thiết quan ngại đến số phận của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái của xứ sở này, vì họ phải đối diện với một tương lai đen tối khi gặp trở lại sự đối xử tàn tệ của nhà nước Taliban.

Việc Hoa Kỳ can thiệp vào Afghanistan bắt nguồn từ cuộc tấn công khủng bố trực tiếp trên lãnh thổ Mỹ vào ngày 11 tháng 9, 2001. Chúng ta sẽ có nhiều thời gian để tranh cãi về chính sách ngoại giao và quân sự, cũng như câu hỏi: ai đã để “mất” Afghanistan? Nhưng hiện nay không phải là thời điểm đó.

Các trải nghiệm, giá trị và lòng trách nhiệm của cộng đồng chúng ta buộc chúng tôi phải lên tiếng vào thời điểm này về tình trạng nhân đạo và cái giá người dân phải trả cho chiến tranh. PIVOT kêu gọi Chính quyền Biden và Quốc hội thi hành lập tức các biện pháp sau đây:

  1. Không áp dụng bất cứ giới hạn nào về con số cho những người tị nạn từ chiến tranh Afghanistan. Hoa Kỳ cần phải đón nhận càng nhiều càng tốt những người tị nạn có Hộ chiếu Di dân Đặc biệt và Tiêu chuẩn P2 có nguy cơ bị trả thù vì có quan hệ trong quá khứ với chính phủ Hoa Kỳ và Afghanistan.

  2. Hoa Kỳ cần thiết lập một hệ thống rõ ràng và minh bạch, với tối thiểu thủ tục giấy tờ để tìm ra và chuyên chở một cách an toàn và trật tự những ai đang gặp nguy cơ vì đã cộng tác với chúng ta để đưa họ ra khỏi Afghanistan, kể cả bảo vệ và duy trì các sân bay, và nhanh chóng giải quyết các trường hợp đó.

  3. Hoa Kỳ cần đề xuất một ngân sách dồi dào để giải quyết việc tái định cư người tị nạn Afghanistan tại Mỹ, kể cả hỗ trợ họ trên phương diện gia cư, tìm kiếm và được huấn luyện việc làm, y tế, và giáo dục.

  4. Hoa Kỳ cần kêu gọi các quốc gia đồng minh cũng đón nhận người tị nạn Afghanistan tái định cư ở xứ sở của họ, và dàn xếp với các quốc gia lân bang của Afghanistan để tạm đón nhận những người tị nạn trong khi chờ đợi thủ tục tái định cư tại các quốc gia thứ ba.

  5. Quan tâm về nhân đạo phải đứng đầu bất cứ quyết định nào của Hoa Kỳ về sự chấm dứt và hệ lụy của chiến tranh Afghanistan. Hoa Kỳ cần dành ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái, những thành phần phải đối diện với sự hà khắc mà nhà nước Taliban chắc chắn sẽ áp dụng với họ.

Bổn phận và trách nhiệm nhân đạo của người dân Mỹ, sau khi đã bỏ ra 20 năm và 1 ngàn tỉ đô-la cho cuộc chiến này là làm tất cả những gì có thể để bảo vệ người dân Afghanistan, nhất là những người đã từng hợp tác với chính phủ và quân đội Mỹ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã chứng tỏ rằng người tị nạn chiến tranh khi được tái định cư tại xứ sở này có thể trở thành những công dân hữu dụng, cống hiến cho xã hội và văn hóa của đất nước vĩ đại này.

Cho đến chỉ vài ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, vị trí chính thức của chính phủ Hoa Kỳ là Mỹ không rút khỏi Việt Nam và do đó, không có nhu cầu tổ chức một chương trình di tản người tị nạn. Tư thế công khai này đã gây ra nhiều hoang mang và tuyệt vọng khắp Sài Gòn. Tuy rằng nỗ lực di tản thực hành bởi các viên chức dân sự và quân sự “bất tuân” đã đưa 130 ngàn người Việt Nam ra khỏi nước mà không được chính phủ Mỹ chấp thuận, nhiều người Việt đã bị bỏ rơi trong sứ quán Hoa Kỳ và các nơi khác. Hàng trăm ngàn người đã bị lùa vào các trại tù “cải tạo,” trong khi hàng triệu người tìm cách vượt biên bằng đủ mọi phương tiện, với nhiều trong số họ bỏ mạng ngoài biển. Chúng ta có bổn phận nhân đạo giúp người Afghanistan không phải trải qua một nghịch cảnh tương tự hay có thể còn tệ hơn.

Lịch sử có thể tự nó lặp lại, nhưng lần này, hãy hành xử tốt hơn năm 1975.


PIVOT’S STATEMENT ON THE AFGHANISTAN CRISIS

For those Vietnamese Americans and their families who experienced the fall of Saigon in 1975, the unfolding events in Afghanistan have brought a haunting sense of déjà-vu. While the situations are different, we have experienced some of what is happening and may be about to happen in that country: the chaotic evacuation of vulnerable Afghans from collapsing cities; the fear and panic among the Afghan population; the desperation of people seeking ways to leave the country at any cost and to get their family members to safety; a homeland lost and hopes dashed. This scenario has echoes of what happened in the last two years of the Vietnam War after American troops withdrew.

As we follow the news coming out of that country, our hearts go out to the people of Afghanistan and to the many refugees who are forced to flee for their lives. Moreover, we are deeply concerned about the plight of the millions of Afghan women and girls, who face a dark future and a return to the harshest treatment imaginable by the Taliban.

The current U.S. involvement in Afghanistan traces back directly to the September 11, 2001 terrorist attack on U.S. soil. There will be plenty of time to debate U.S. foreign policy, military strategy, and the question of who ‘lost’ Afghanistan. But now is not the time.

Our community’s history, values, and sense of moral obligation compel us to comment now on the humanitarian situation and real human consequences of the current situation. PIVOT calls on the Biden Administration and Congress to enact immediately the following steps:

  1. Afghan war refugees must not be subject to any numerical cap. The U.S. must admit as many Special Immigrant Visas (SIV) and P2 status refugees as possible who are at risk of retribution due to their past relationship with the U.S. and/or the Afghan government.

  2. The U.S. must urgently create clear and transparent plans, with a minimum of bureaucracy, to safely and orderly locate and transport high risk people who worked with us out of Afghanistan, including protecting and keeping airports open, and then quickly process them.

  3. The U.S. must authorize adequate funding and support for the resettlement of Afghan refugees in this country, including assistance in housing, job search and training, healthcare, and education.

  4. The U.S. should reach out to our allies to request that they also accept Afghan refugees for resettlement, and we should make arrangements with governments bordering Afghanistan to admit Afghans for processing to resettlement countries.

  5. Humanitarian concerns must be at the top of any U.S. decisions concerning the end and aftermath of the Afghan war. Priority should be given to women and girls subject to the harsh treatment the Taliban are expected to impose on them.

It is our responsibility and moral obligation as Americans who have dedicated 20 years of effort and $1 trillion US dollars to do all we can to protect the Afghan people, especially those who worked alongside the American government and military. As the Vietnamese American community has demonstrated, war refugees who are resettled in this country become valuable contributors to the life and culture of this great nation.

Until just a few days before the fall of Saigon in 1975, the official position was that the U.S. was not withdrawing and therefore there was no need for any organized effort to evacuate refugees. This public posture created widespread confusion and despair in Saigon. Even though the evacuation efforts executed by “rogue” civilian and military U.S. personnel successfully brought 130,000 Vietnamese out of the country, all without their government’s sanction, many Vietnamese who should have been evacuated were left stranded in the U.S. embassy compound and elsewhere. Hundreds of thousands ended up in “reeducation” prison camps, while millions attempted to escape through other means, with a significant percentage perished at sea. It is our moral obligation to do all we can to ensure that the Afghan people do not face a similar or perhaps even worse fate.

History may be repeating itself, but this time, let us do better than what we did in 1975.