Một nhà tù Bởi Mọi Tên Khác: Phỏng Vấn BS Nguyễn Thanh Tùng

19 tháng 2 2017

Cùng chín thành viên khác trong Uỷ ban Cố Vấn về Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương của TT Obama, BS Nguyễn Thanh Tùng vừa từ nhiệm để phản đối chính sách cũa chính quyền mới mà họ cho là va chạm đến người Mỹ gốc Á và người da mầu. Nguyễn là giáo sư đại học y khoa UCSF và là Chủ Tịch cùa nhóm PIVOT—Tổ Chức Của Những người Mỹ gốc Á cấp tiến. Dưới đây là những câu hỏi & đáp với ông.

Tại sao ông từ nhiệm chức vụ thành viên Uỷ ban Cố Vấn cho tổng thống về người Mỹ gốc Á & Thái Bình Dương?

Đối với một người nói tiếng Mỹ mà không phài là dân bản xứ, một người tị nạn, một bác sĩ, và suy tầm gia, phải chứng kiến những hậu quả của những chính sách đưa ra bởi chánh phủ Trump trên người di dân và tị nạn, trên việc chăm sóc sức khoẻ cũng như trên khoa học rất là khó khăn cho tôi. Tôi đã lãnh nhận chức chủ tịch Uỷ Ban Cố Vấn về Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương (AAPIs) với cựu tổng thống Obama vì tôi muốn mang đến thay đổi và giúp thu hút cho sự cộng tác giữa AAPIs và chánh phủ, cũng như bảo đảm là chính phủ làm việc cho cộng đồng chúng ta. Chính sách của Trump hoàn toàn đi ngược lại những mục đích trên, và dưới chức vụ đặc ủy viên, tôi cảm thấy sự bất lực của mình. AAPIs đã từng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi những chính sách đè bẹp cộng đồng, điển hình là Ngày Tưởng Nhớ 19 tháng 2, kỷ niệm 75 năm sau Lệnh Hành Pháp 9066, khi 120.000 người Mỹ gốc Nhật đã bị giam giữ vì những tội ác chưa từng phạm. Tiếp tục đóng góp sẽ biến tôi thành kẻ đồng phạm để cùng thực hiện những chínch sách với mục đích tương tự như trên.

Tại sao ông nghĩ phải lên tiếng nói lên vấn đề người Nhật bị giam giữ?

Tôi không phải là người Mỹ gốc Nhật, nhưng tôi, cũng như bao người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương, cũng như mọi thiểu số khác, hiểu rõ về những nơi chốn chia cách và loại trừ.

Đối với người Mỹ gốc Á, đây là 1 trong những biến cố tiền phong cho hoạt động chánh trị của chúng ta, cùng với những hoạt động trong thời kỳ Giành Quyền Công Dân mà kết quả là Luật Di trú và Nhập Quốc Tịch năm 1965, nhờ đó mà hơn nửa ngưới Mỹ gốc Á trên đất này đã được phép cư trú. Tổng Thống Roosevelt, với sự cộng tác của quốc hội, toà thượng thẩm, Cục Điều Tra Nhân Số, Quân đội, cơ quan luật pháp ở California và các tiểu bang khác, rồi trưởng lý Eral Warren của Cali, người nông dân trắng, và các toà báo kể cả Los Angeles Times, đã dùng an ninh quốc gia làm lý do để biện hộ cho sự tước đoạt quyền công dân và quyền làm người của 120.000 cư dân và công dân Mỹ, kể cả các bé sơ sanh. Vì họ hiểu rõ là giam cầm người mà không qua xứ án hoặc minh chứng tội ác là vi phạm luật hiến pháp, nhà cầm quyền gọi các nơi giam cầm là trại tập trung chứ không phài là nhà tù, rồi danh từ ấy dần dần đồi thành giam trại, một điều thật dễ hiểu.

Điều kiện nhập trại được định nghĩa là mang trong người 1/16 tổ tông Nhật, chặt chẽ hơn là con số 1/8 mà Đức Quốc xã đã dùng để tập trung người Do Thaí. Danh từ “trại” đã không lừa được những người Mỹ gốc Nhật, như tấm hình Ansel Adam chụp các trẻ em tại “trung tâm di dời” Manzanar đã cho thấy. Mặc dầu thế, thanh niên Mỹ gốc Nhật vẫn xung phong nhập binh vào trung đoàn bộ binh thứ 442, một đơn vị chiến đấu được nhiều huy chương nhất trong lịch sử Mỹ Quốc, để chiến đấu trong đệ nhị thế chiến. Thật là trớ trêu khi không một người Mỹ nào đã tử vong vì bị người Mỹ gốc Nhật khủng bố, nhưng rất nhiều người Mỹ gốc Nhật đã chết cho Mỹ Quốc tuy là họ đã vì đất nước này mà bị khủng bố?

Xin miêu tả kinh nghiệm tị nạn của ông và cho biết kinh nghiệm này đã ảnh hưởng ông thế nào?

Gia đình tôi đã chạy khỏi Vietnam năm 1975 để đến Mỹ. Nếu chúng tôi ở lại, cha tôi đã bị gỉai đi cải tạo vì những tội ác như là mang đạo công giáo, là nguòi thương gia, là lính của một quân đội thua cuộc. Trong các trại giam đó, 300.000 đàn ông Việt đã chịu đưng lao khổ, tuyên truyền triền miên, luôn lo sợ , và hoàn toàn không hề có sự chăm sóc sức khoè.  Tôi thiết nghĩ rằng những điều này cũng đã xẩy ra cho các di dân bất hợp pháp và người lao động lưu hành tại Mỹ. Rất nhiều nguòi Việt đã vất vưởng bao năm, có khi bao chục năm, trong các trại tị nạn Á Châu sau khi thoát khỏi chính quyền cộng sản.

Lúc bé, tôi đã từng sống trong 1 trong những trại tị nạn như thế. Trong đó, ngày nào được ăn hơn một bữa được xem như là một ngày tốt. Nếu đã từng ở trong trại tị nạn, người ta dần dần cảm nhận rằng thật ra những mong muốn đã khiến chúng ta như nhau--mong muốn đủ ăn, an ninh, lòng nhân ái, và hy vọng—quan trọng hơn nhửng chia cách giữa chúng ta. Bởi vậy, tôi và nhiều người Mỹ gốc Á khác đã phản đối và sẽ tiếp tục phản đối sự cấm đoán du lịch cùng những chính sách khác mà chính quyền Trump đã chỉa vào anh em người Áp Gan, I Rắc, Syrian, và bao người anh em khác của chúng ta. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người di dân không có giấy tờ chính thức hay di dân hợp pháp mà đã bị chính quyền tấn công.

Ông có nghĩ người da Mầu đã bị đau khổ hơn nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố ở Mỹ?

AAPIs và những người thiểu số khác hiểu những tên gọi khác nhau nhưng cùng đồng nghĩa với ngăn chia và loại trừ mà chúng tôi đã bắt buộc phải chịu đựng. Những tên gọi này bao gồm danh từ “khu nhà” của người bản xứ Ha Oai, “khu Chệt” hay những “khu” Á, “Khu Giành Riêng” cho người bản xứ da đỏ, “Gét Tô” hay mỹ từ “nội thành”. Và bởi vì 60% những người bị giam cầm là dân da mầu, chúng ta còn biết thêm một từ nữa là “khám nhốt”.

Mới đây, có nghe nói là chúng ta đang bị nguy cơ khủng bố như mình đã bị năm 1942, và chúng ta cần phải thông hiểu cho những lo âu kinh tế của người da trắng, tương tự như trong thời gian Đại Khủng Hoảng. Là người tị nạn, tôi hiểu và thông cảm cho nỗi lo sợ vì kinh hoàng và nghèo túng, ngay cả sau khi tôi đã bị giữ lại tại phi trường Los Angeles mới đây, chỉ vì tên họ của tôi “quá ư quen thuộc”. Họ tên ấy đã khiến tôi trở nên một nguy cơ bất an, cho dù tôi đã được diều tra kỹ lưỡng để có thể làm việc cho chính quyền. Điều đáng rõ nhất cho người Mỹ là chúng ta, những người da mầu, đã bắt buộc phải trả giá mắc cho người Mỹ cách chung có được ảo giác an toàn. Câu hỏi mà tất cả dân tộc Mỹ cần đối diện là khi chúng ta dựng lên bao hàng rào cản tại các phi trường và xây tường là có phải chúng ta đã tạo lên một nhà tù cho cả thế giới, hay cho chính chúng ta.

Andrew Lam là biên tập viên của nhà báo New America Media tại San Francisco và là tác giả của bộ truyện ngắn về người Việt tị nạn tại San Francisco, Birds of Paradise Lost, bộ tiểu luận về mối quan hệ Đông-Tây East Easts West: Writing in Two Hemispheres, và hồi ký Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora.