Chúng Ta Cần Thay Đổi Cách Nhìn Về Người Da Đen

Ngày 13 tháng 6 năm 2020
Thắng Đỗ, thành viên của PIVOT

Hãy thử tự đặt mình vào vị thế của một người Da đen ở Mỹ.

Bạn có thể là một nông dân, học sinh, hay nội trợ như bao người. Một nhóm người lạ đến dí súng, trói và xâu bạn cùng những người khác thành một chuỗi rồi lùa đi bộ, có khi xa hàng ngàn dặm. Đến bờ biển, họ nhét bạn và cả trăm người khác vào những khoang tàu chật chội, nóng nực, thiếu dưỡng khí, và bệnh tật tràn lan. Làm vệ sinh tại chỗ. Cuộc hành trình vượt đại dương sẽ kéo dài ít nhất hai tháng. Nếu chẳng may bạn tỏ ý không phục tùng? Những người bắt bạn sẽ đánh đập và tra tấn bạn dã man để làm gương cho kẻ khác. Cả nhóm nổi loạn? Họ chẳng ngần ngại bắn và vứt xác xuống biển cho đến khi mọi người ‘ngoan ngoãn’ trở lại. 

Ở đất liền, họ mang bạn và những người chung hoàn cảnh ra một cái chợ. Họ bôi gì lên da bạn để che dấu các vết thương hay khuyết tật, rồi thoa mỡ lên để cơ thể bạn óng ả khỏe mạnh. Các ông bà Da trắng đến quan sát kỹ càng, xét chiều cao và trọng lượng, nắn bóp bắp thịt để ước lượng năng suất của bạn, rồi mặc cả với lái buôn người y như đang mua bán súc vật. Bạn không có vai trò gì trong cuộc đổi chác này; bạn chỉ là món hàng. 

Bạn sinh ra con cái? Đó không phải là con của bạn mà thuộc về người chủ da trắng. Họ sẽ bán con của bạn để bù vào cái giá đã phải trả để mua bạn về. Bạn tưởng bạn có vợ? Chủ bạn sẽ hãm hiếp người đàn bà đó bất cứ lúc nào họ muốn. Bao nhiêu con lai đã ra đời trong hoàn cảnh đó. 

Chào mừng bạn đã đến với cuộc sống kéo dài chừng 3 thế kỷ của người Mỹ Da đen.

Có thể bạn sẽ nói: chuyện đó xảy ra lâu rồi, chẳng can dự gì đến thời nay nữa? 

Người nô lệ trên nguyên tắc đã được giải phóng vào năm 1865, vào cuối cuộc nội chiến Mỹ, nhưng dư âm của nó kéo dài trong hơn một thế kỷ sau, nếu không nói đến cả ngày nay. Ở nhiều tiểu bang, cựu nô lệ và con em họ không được học cùng trường, không được cùng sử dụng các phương tiện công cùng với người Da trắng. Vào nhiều nhà hàng, họ không được tiếp; có bảng viết rõ ràng “ở đây không phục vụ Da đen.” Họ bị đàn áp để không dám đi bầu. Ngoại trừ đi làm đày tớ, họ không được bén mảng đến các khu Da trắng. Các nhóm Da trắng Thượng tôn, điển hình là KKK, thường xuyên đánh đập, đốt nhà và treo cổ những người đàn ông Da đen. 

Vào thập niên 1950, 1960, xảy ra hiện tượng gọi là “người Da trắng bỏ chạy,” (white flight.) Người Da trắng đua nhau rời bỏ các trung tâm thành thị xô bồ để dọn đến các khu gia cư ở ngoại ô được lập ra cho riêng họ. Người Da đen muốn dọn đến khu đó? Rất tiếc, không bán, không mướn cho Da đen (vì sợ làm bẩn mắt khu vực mới mẻ và sạch sẽ này). Khu Da trắng có các trường học, công viên và bệnh viện tốt, và với guồng máy chính trị nằm trong tay, họ tập trung ngân sách sang các khu vực đó. 

Chỉ còn người da màu hay người nghèo ở lại khu trung tâm. Với ngân sách và dịch vụ cắt giảm, các khu vực này xuống cấp và mất an ninh hơn nữa. Sinh hoạt kinh doanh dọn đi, mang công ăn việc làm theo, thất nghiệp và nghèo đói gia tăng. Đàn ông nghiện ngập bỏ bê gia đình, phụ nữ ở lại nuôi con một mình. Thanh thiếu niên nghèo, không việc làm, bỏ học và vướng vào tội phạm. Người ở đó vĩnh viễn ngụp lặn trong cái vòng lẩn quẩn này, ít người thoát ra khỏi được.  

Bất công lớn nhất có lẽ là lãnh vực pháp lý. Có nhiều thống kê chứng minh rõ ràng là người Da đen và da màu bị hệ thống công lực đối xử khắc nghiệt hơn với người Da trắng nhiều lần. Người Da đen bị cảnh sát chặn khi lái xe nhiều gấp hai lần, tuy họ lái xe ít hơn. Khi bị chặn, họ bị khám xe nhiều hơn gấp 3 lần, tuy xác suất người Da đen mang vũ khí hay ma túy thấp hơn Da trắng 26 phần trăm. Người Da đen bị bắt vì sở hữu cần sa cao hơn từ 9 đến 15 lần.

Sau khi yếu tố tội phạm đã được loại ra, thống kê cho thấy người Da đen bị cảnh sát bắn nhiều lần hơn Da trắng. Các vụ án mạng mà người Da trắng là nạn nhân cũng được giải quyết nhiều hơn khi Da đen là nạn nhân. Tuy thủ phạm giết người Da trắng và Da đen gần như bằng nhau, khoảng 80 phần trăm tử tù là người Da đen do đã giết người Da trắng. Người Da đen giết Da trắng chịu án tử hình 7 lần cao hơn Da đen giết Da đen. Hàng trăm dữ kiện tương tự cho thấy cảnh sát ngặt nghèo hơn với người Da đen một cách đáng kể.

Hệ thống pháp lý được lập ra trong thời đại Jim Crow, khi xã hội còn nặng tinh thần kỳ thị chủng tộc. Duy trì quyền lực, giữ gìn trật tự và bảo vệ tài sản của người Da trắng là mục đích của hệ thống, chứ không phải công lý. Hệ thống đó chặt chẽ, nên những cá nhân trong guồng máy như chánh án, luật sư và nhân viên công lực không thể tự mình thay đổi nó được.

Từ 1975 khi mới đến Mỹ, gia đình tôi sống trong một khu xóm hầu như toàn người Mỹ Da đen. Vào buổi chiều các thanh niên thiếu nữ tụ tập quanh những chiếc xe hơi thật to dài, bóng lộn. Trong mấy năm liền tôi vẫn đi bộ ngang qua, thấy họ đùa giỡn phá phách nhau, nhưng chưa bao giờ thấy ẩu đả hay làm phiền người lạ.

Người Da đen đã là hàng xóm, bạn học, và đồng nghiệp của tôi. Như những người Mỹ khác, họ có tập quán rất khác với người Việt, nhưng nói chung họ vui tính, và tôi hòa đồng dễ dàng với họ. 

Tôi ngỡ ngàng khi nghe nhiều người Việt nói về người Da đen với ác cảm, thậm chí khinh miệt. Bao nhiêu trong số những người Việt này đã từng thật sự giao tiếp với người Da đen? Bao nhiêu là do thông tin thiếu chính xác? Bao nhiêu là tính kỳ thị sẵn có, coi họ lthấp kém hơn mình vì màu da? Nhiều người bình thường rất tử tế  với người Việt khác, nhưng không hề do dự khi sử dụng “mọi,” “bọn đen,” để nguyền rủa người Da đen.

Người Mỹ Da đen đã thành công và đã từng cống hiến nhiều cho xứ sở này trên mọi lãnh vực, gồm cả khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, thể thao, quân sự và nhiều nữa. Những cống hiến của họ bằng hay nhiều hơn của người Việt. Ngoài giới ưu tú, có một tầng lớp người Mỹ Da đen trung lưu, lo toan cho gia đình họ, không khác gì nhiều người trong chúng ta. Thế thì cớ gì chúng ta kết luận rằng những người Mỹ Da đen nghèo, vô gia cư, nghiện ngập hay phạm pháp, là tiêu biểu cho văn hóa và tính cách Da đen?

Người Việt chúng ta đến từ một xã hội hầu như thuần chủng, nên sự tiếp xúc với những văn hóa và màu da khác rất giới hạn. Chúng ta thoải mái sử dụng những từ ngữ miệt thị chủng tộc vì dường như không ai bị phiền với thói quen này. Ngay cả người học thức cũng không ngần ngại gọi người Trung quốc là “khựa,” “chệt,”; Trung Đông là “rệp;” Trung Mỹ là “xì;” và Da Đen là “mọi,” “khỉ đột.” Những người Việt chưa hòa nhập đủ vào văn hóa của các xã hội tân tiến nơi chúng ta sinh sống không hiểu rằng tại các quốc gia sở tại người ta rất tránh các từ tương đương trong ngôn ngữ của họ. Đây là các từ bị coi là kỳ thị, và những người sử dụng chúng bị lên án và ruồng bỏ.

Sự kỳ thị của người Việt xuất phát từ tính nhược tiểu của một cựu thuộc địa. Trong 100 năm Pháp thuộc, chúng ta cảm thấy thua kém và bất lực trước người Da trắng. Dưới mắt ta, họ văn minh và ta chậm tiến. Văn hóa và vật chất của họ là những thứ ta thèm khát. Những người học trường Tây hoặc Tây hóa ở tầng lớp thượng lưu xã hội và hay coi thường người khác. Với người Việt, trắng là lý tưởng, đen xấu xa.

Đã có thời hầu hết người Việt bị người Da trắng đối xử như nô lệ. Nhưng có lẽ nó đã qua lâu đủ để không làm chúng ta bận tâm với kí ức tập thể này nữa. Nhiều người của thế hệ cha ông chúng ta làm “cu-li,” có nghĩa là một loại nô lệ, bị bóc lột và đối xử tàn nhẫn. Trải nghiệm đó lẽ ra phải làm cho chúng ta thông cảm hơn với cái lịch sử nô lệ của người Da đen ở Châu Mỹ.

Người Mỹ gốc Việt đã gặp nhiều may mắn vì thừa hưởng kết quả của nhiều thập niên đấu tranh nhân quyền để cải tổ chính sách di dân và các sinh hoạt khác, trong đó người Da đen đã đóng vai trò then chốt. 

Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về người Da đen.

Không ai muốn sống trong một xã hội đầy rẫy xung đột, tranh chấp. Nguyền rủa, khinh miệt và dìm một sắc dân xuống tận cùng sẽ có lúc buộc họ phải nổi dậy, như các vụ biểu tình hiện đang xé nát nước Mỹ. Các xung đột này cũng xảy ra ngay cả trong những gia đình Việt Nam, vì khác biệt tư tưởng giữa các thế hệ. Các thế hệ đi trước giữ cách nhìn chủ quan của mình thay vì tìm hiểu thêm qua học hỏi và tiếp cận với nền văn hóa mới và đa chủng. 

Giới trẻ lớn lên và được giáo dục ở nước ngoài, họ nhìn vấn đề rất khác. Họ không mang mặc cảm tự ti của một dân tộc nhược tiểu. Họ nhìn thế giới hết sức vô tư, không thiên vị và không thành kiến. Qua lăng kính đó, họ thấy sự bất công, cách biệt đối xử trong xã hội. Ở một xứ sở tự nhận là tân tiến, người Da đen vẫn chết chỉ vì màu da của mình? Vì đen, nên chạy bộ trong khu Da trắng bị bắn chết? Vì đen, nên bị cảnh sát đè xuống đường và nhấn đầu gối vào cổ cho đến khi tắt thở? 

Thương người vốn là truyền thống của người Việt, như Nguyễn Trãi đã dạy trong Gia Huấn Ca: “thương người như thể thương thân,” và người ở đây không chỉ giới hạn những ai cùng màu da với ta. 

Hãy thay đổi cách nhìn về người Da đen. 

It’s Time Vietnamese Americans Take Another Look at the Way We View Black Americans

Thang Do, PIVOT board member

You could be an ordinary farmer, student, or housewife, going about your business. Strangers take you at gunpoint, tie you up and string you together with folks like you, then force you to walk, sometimes for a thousand miles or more. They pack you along with hundreds of others into the cramped hull of a ship. The place is ridden with disease; there’s barely enough air to breathe, room to move; people relieve themselves where they sit. The journey across the ocean will take at least two months. If you show signs of disobedience, they beat you mercilessly to set an example for others. They are prepared to kill you one by one and throw you overboard until you all “behave.”

In the New World, they take you and others like you to a market. To make you more attractive to buyers, they cover your wounds with a dark brown paste and rub oil on you to highlight muscle tone. White buyers come to examine every inch of you and test your fiber to get a sense how much hard labor you could handle. They haggle over your price as if shopping for cattle. You have no say in this transaction. You are merely an object to be bought and sold. 

And your children? They belong to your white owners who may sell them to get back some of the money they spent buying you. Your wife? Your owners can rape her at will. Countless mixed child slaves have been born out of these circumstances.       

That was the experience of Black Americans for over three centuries.

But that was a long time ago, you might say. What does it have to do with what is going on today?

On paper, slavery has been abolished in 1865 toward the end of the American Civil War. However, its exploitative and discriminatory legacy has continued until the present time. During the ensuing century, former slaves and their offspring were not allowed to attend the same school or share public facilities with white people in many states. Other than working as servants, they were forbidden to set foot in white neighborhoods. Restaurants regularly posted “We don’t serve Negroes” signs. Ruthless measures kept Blacks from going to the polls. White Supremacist groups such as the KKK routinely raided Black communities, burned down their houses, and lynched Black men. 

The 1950s saw a phenomenon commonly known as “white flight,” a massive migration of white families from the overcrowded urban centers to residential neighborhoods in the suburbs. Blacks were simply not admitted for fear of “contaminating” these freshly built tracts with their good schools, spacious parks and well-equipped hospitals. The whites who controlled governments at every level, made sure that the bulk of public resources was shifted to white areas. 

Only poor whites and people of color remained in city centers. With public spending and services slashed, these areas quickly deteriorated. Businesses started moving away, taking jobs with them. Rising unemployment and poverty levels inevitably led to higher crime rates. Unable to find work, desperate men turned to drugs and alcohol, leaving women to raise children by themselves. Many young Blacks dropped out of school and looked to crime for survival. Few managed to escape this vicious cycle.

The most grievous injustice is the legal system itself. Numerous studies have shown that Black people and people of color are treated much more harshly by the authorities than whites. Although Black Americans drive less than whites, they are twice as likely to be stopped by the police. When pulled over, they are three times as likely to have their cars searched, even though the rate of Blacks who carry firearms or drugs in their car is 26 percent less than that of whites. The number of Blacks arrested for drug possession is 9 to 15 times higher than that of whites. 

Adjusted for the level of severity of crimes, statistics show that the rate of incarceration among Blacks is many times higher than whites. Cases of homicide in which a white person was killed are much more likely to be solved than those with Black victims. Although the number of convicted murderers is roughly the same among the two groups, 80 percent of those sentenced to death are Blacks who killed a white person. Blacks convicted of killing a white person are seven times more likely to receive the death sentence than Blacks convicted of killing other Blacks. Hundreds of similar data point to a noticeable prejudice within law enforcement against Black people.  

Formed during the Jim Crow era when racism was rampant, the judicial system was not designed for justice and equality, but to maintain power and order, in the interest of white people. Such an institutionalized system made it difficult for individuals – whether they are judges, attorneys, or law enforcement – to change it on their own.    

When we first came to the US, my family lived in a predominantly Black neighborhood. In the afternoons, young people used to gather around big and shiny cars, talking, laughing and flirting loudly. I walked past these gatherings almost daily. Things could get a bit raucous at times, but I never saw violence or harassment of strangers.

Black people were my neighbors, schoolmates, and peers. Like other Americans, their customs and habits could be quite different from those of the Vietnamese. For me, they were good-natured and easy to befriend with.

I am shocked to encounter many Vietnamese who regard Black people with animosity and contempt. I wonder how many of them have interacted with a Black person. How much of this is due to being fed with misinformation? How much is in their inherent racism in viewing Blacks as inferior because of their dark skin? People who are otherwise kind and decent to other Vietnamese, would readily use terms such as “mọi” or “bọn đen” to show disdain for Blacks.  

Black Americans have succeeded and contributed greatly to this country in all areas, including science, business, sports, the arts, the military and more, and their achievements compare favorably to Vietnamese. Aside from this upper echelon, there is also a Black middle-class who tend to their families and lead normal lives just as we Vietnamese do. How then, have we come to believe that the poor, homeless, or drug addicts are representative of the Black communities and their culture? 

Vietnamese come from a largely homogenous society, which gave us limited interactions with foreign cultures and races. As long as our fellow countrymen don’t seem to find it objectionable, we openly use derogatory terms for other ethnic groups. Even those who are well-educated would routinely refer to the Chinese as “khựa,” “chệt,”; Arabs as “rệp;” Hispanics as “xì;” and Blacks as “mọi,” “khỉ đột.”  Vietnamese who have not assimilated well into their adopted countries fail to understand that in most places, people avoid similar terms in their own language. They regard these terms as racist and condemn those who use them. 

Racism among Vietnamese stems from an inferiority complex developed during the era of colonization. Over 100 years under French rule have made us feel inferior to and powerless against white people. We saw them as the civilized race and ourselves the backward one. Those who attended French school and the upper-class Francophiles often looked down on others. To the Vietnamese then and now, white is ideal, and black is bad. 

Many among us are descendants of coolies, a form of slavery, exploited and treated with cruelty by the French. Perhaps that period is distant enough for us not to be inconvenienced by this collective memory. One would think that this part of our history would compel us to be more empathetic to the plight of Black Americans. One would think!

Vietnamese Americans have been very fortunate in that we arrived in America only after the decades of civil rights struggles had succeeded in bringing about significant reforms in immigration and social policies. Black Americans played the dominant role in these struggles, and for that, we owe them a debt. 

We need to change how we view Black people. 

No one wants to live in a strife-ridden society. When so much mistreatment, contempt and oppression have been directed at an ethnic group, they will eventually rise up to demand justice, as evident in the current protests tearing this country apart. Conflicts occur as well in many Vietnamese families because of the different points of view between generations. The older generation tends to hold on to a rigid way of thinking brought over from the old country and is reluctant to become better informed and to engage with other cultures. 

Those who grew up and received their education here tend to have a very different take on social issues. Less burdened by the inferiority complex of a colonized people, they view the world with less bias or prejudice, and recognize the injustice and discrimination in society. In a country that considers itself advanced, why do Black people still get killed because of the color of their skin? Because he was Black, a man was shot dead simply for jogging in a white neighborhood? Because he was Black, a man was pinned to the ground with a policeman’s knee pressed against his neck until he suffocated to death?

Compassion has long been a part of our Vietnamese way of life, or at least what we teach to our children. As Nguyễn Trãi reminded us in Gia Huấn Ca six centuries ago, “love others as we love ourselves.” Should this sentiment apply only to those who share the same skin color with us?

Let’s change the way we view Black people.

Photo by James Eades on Unsplash