What Southeast Asian Refugees Owe to Black Lives

June 3, 2020
Trinh Q. Truong

In Minneapolis, Minnesota on May 25th, 2020, police officer Derek Chauvin murdered George Floyd. Chauvin kneeled on Floyd’s neck for over eight minutes while three other officers stood guard, one of them Hmong American. As horrified bystanders confronted the officers for their actions, and started filming to hold them accountable, Floyd gasped “I can’t breathe.” His dying words were the same ones Eric Garner, another victim of police brutality, uttered while choked to death by a New York police officer in 2014.

Conversations about police brutality, racism, and specifically anti-Black racism are currently reverberating throughout American society, spawning heated discussions that often fracture along political fault lines.

There exists an idea that people of color are united in solidarity against common issues that affect all of us, specifically racism. That is mostly a myth. As hate crimes towards Asians increase in relation to COVID-19, we decry racism directed at our communities, and yet, many of us offer no solidarity with those protesting the loss of Black life. How can we assert that people should not be prejudiced against Asians, when we are prejudiced against others? If we want other people to show up for us, we have to stand in solidarity with them. Racial justice should not be thought of with a zero-sum mindset. 

Many Southeast Asian Americans have been silent on the issue of anti-Black racism, which is a specific racial prejudice directed against Black people. Some disengage from issues they believe do not affect them directly; thus, they become bystanders benefiting from their proximity to whiteness. Others may uphold the myth of the model minority, which is a divisive stereotype designed to mask the role that structural racism plays in socioeconomic success. There also exists an ignorance about or denial of the existence of anti-Black racism, leading some to believe the fallacy that people who are brutalized by the police must have done something to deserve it. These attitudes are symptomatic of an overarching problem: the pervasive anti-Blackness in our communities.

Our families fled Cambodia, Laos, and Vietnam in the wake of war, oppressive governments, and genocide with the hope that they could begin new lives in countries free of violence. As millions of Southeast Asians languished in refugee camps and drifted into the ocean, the United States resettled the largest number of refugees in history amidst a racist debate about whether our lives were worth saving.

After the Vietnam War’s end in 1975, a Gallup poll asked Americans whether immigration laws should be changed so Southeast Asian refugees could be resettled in the United States.The majority of Americans—57 percent to be exact—opposed this idea. Americans simply could not imagine welcoming us into their society.

Despite the contested origins of our time in the United States, it has since become home. We must remember those who paved the way for our resettlement. Two decades before the first Southeast Asian refugees resettled in the United States, Black civil rights activists advanced the policies that helped reshape immigration policies that have saved our families. Their efforts culminated in the Civil Rights Acts of 1964 and the Voting Rights Act of 1965, which codified equality, anti-discrimination, and anti-racism as our country’s official policy.

The paradigm ushered in by the civil rights movement forced a change in immigration law. President Lyndon B. Johnson “eventually recognized that existing immigration law, and in particular, national origins quotas created many decades before on racist grounds, as inconsistent with civil rights and racial justice.” Thus, the Asian Exclusion Act of 1924 was abolished, and replaced with the Immigration and Nationality Act of 1965. The law instituted fairer admissions metrics that led to our resettlement by privileging family reunification, skills-based immigration, and the admission of refugees from communist countries. 

Black civil rights leaders also had a direct hand in advocating for Southeast Asian refugees. Bayard Rustin, a Black and gay civil rights leader who co-organized the March on Washington, was a member of the International Rescue Committee’s Citizens Commission on Indochinese Refugees. Rustin visited refugee camps in Thailand in 1978, listening to the struggles of Cambodian, Hmong, Lao, and Vietnamese refugees. In part due to Rustin’s advocacy, President Carter supported a policy that rescued Southeast Asian refugees who had been turned away elsewhere.

(Source: New York World-Telegram and the Sun staff photographer - Library of Congress Prints and Photographs Division. New York World-Telegram and the Sun Newspaper Photograph Collection. Bayard Rustin, center, speaks to activists before a demonstra…

(Source: New York World-Telegram and the Sun staff photographer - Library of Congress Prints and Photographs Division. New York World-Telegram and the Sun Newspaper Photograph Collection. Bayard Rustin, center, speaks to activists before a demonstration, 1964.)

Rustin also took on the difficult task of changing the mind of public opinion. Through national organizing, he convinced over 80 Black civil rights, organized labor, business, and academic leaders to publicly support the resettlement of Southeast Asian refugees. They took out an advertisement in the March 19, 1978 issue of The New York Times, soliciting donations for the International Rescue Committee, and connecting the plight of refugees to those of poor and Black Americans. Among the signatories are giants such as Coretta Scott King; Rev. Jesse Jackson; Daisy Bates; Hazel N. Dukes; and A. Phillip Randolph.

Within the Black community, Rustin responded to objections that refugees would only take away desperately needed jobs and housing by explaining the humanitarian crisis, going as far as calling the Southeast Asian refugee relegated to precarity the new “invisible man.” This invisible man, formulated by the legendary Ralph Ellison, is one who is not seen for who they are as an individual, but only as a subset of stereotypes.

Our communities have historically lived in close proximity to Black communities across the United States; members of our Southeast Asian community also belong to the Black community. We share interconnected struggles against poverty, discrimination, and police violence. This is not to paint a false image of peaceful coexistence. Painful episodes of inter-ethnic conflict remind us of a past and present than which we must do better.

Our fight for resettlement is over, but the fight for the civil rights of Black people continues. In May of 1978, regarding the plight of Southeast Asian refugees, Rustin wrote: “Black people must recognize these people for what they are: brothers and sisters, not enemies and competitors.” They were there for us, and we should be there for them: it is our turn to stand up for Black lives, not out of a debt that needs repaying, but out of decency.

(Source: Sokunthary Svay found this in the Foreign Desk Records of The New York Times archives at the Brooke Russell Astor Reading Room of the New York Public Library.)

(Source: Sokunthary Svay found this in the Foreign Desk Records of The New York Times archives at the Brooke Russell Astor Reading Room of the New York Public Library.)

About the author: Trinh Q. Truong is a Vietnamese American who was resettled in Utica, New York at the age of 3. Her research examines how countries respond to the social and legal demands of migration, with a focus on refugees. She is currently based in Phnom Penh, Cambodia as a Yale University Postgraduate Research Fellow studying the relationship between foundational resettlement policies and the ongoing deportations of Southeast Asian refugees. She is an incoming MSc. candidate in the Refugee and Forced Migration Studies Program at the University of Oxford.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Mai Như Bùi, thành viên PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến

Tại Minneapolis, Minnesota vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, cảnh sát viên Derek Chauvin đã giết chết George Floyd. Chauvin quỳ gối đè trên cổ Floyd hơn tám phút trong khi ba cảnh sát khác đứng gác chung quanh; một trong ba là người Mỹ gốc Hmong. Khi những người đứng ngoài la lối vì hành động của cảnh sát, và bắt đầu quay phim để buộc họ phải chịu trách nhiệm, Floyd thở hổn hển “ tôi không thở được. “ Những lời nói lúc sắp chết của anh ta cũng giống như của Eric Garner, một nạn nhân khác bị cảnh sát bạo hành tại New York, đã thốt ra khi bị bóp cổ đến chết vào năm 2014.

Các cuộc thảo luận về sự tàn bạo của cảnh sát, kỳ thị chủng tộc và đặc biệt là kỳ thị người Da Đen hiện đang vang dội khắp xã hội Mỹ, tạo ra các tranh luận sôi nổi thường xuyên gây chia rẽ do quan điểm chính trị khác nhau.

Có ý tưởng cho rằng những người da màu thường đoàn kết với nhau trong các vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, đặc biệt là kỳ thị chủng tộc. Đây phần lớn chỉ là một huyền thoại. Khi tội phạm chủng tộc nhắm vào người châu Á quanh COVID-19 gia tăng, chúng ta đã công khai phản đối sự kỳ thị chủng tộc nhắm vào cộng đồng mình, tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn không đoàn kết với những người biểu tình đòi quyền sống cho người Da Đen. Làm sao chúng ta có thể đòi hỏi mọi người không có thành kiến với người châu Á trong khi chính chúng ta mang thành kiến với giống dân khác? Nếu chúng ta muốn người khác cùng đứng lên thì chúng ta phải đoàn kết với họ. Công bằng chủng tộc không đi đôi với cách suy nghĩ được thua.

Nhiều người Mỹ gốc Đông Nam Á đã im lặng về vấn đề kỳ thị người Da Đen do thành kiến chủng tộc. Một số người đã ngoảnh mặt trước các vấn đề mà họ tin rằng không ảnh hưởng trực tiếp đến họ; do đó, là người ngoài cuộc họ được hưởng phúc lợi tuỳ theo mức gần gũi với người da trắng. Nhiều người khác có thể tin vào cái huyền thoại về “nhóm dân thiểu số mẫu mực”, một khuôn mẫu có tính chia rẽ với mục đích che dấu vai trò của nạn kỳ thị chủng tộc trong thành tựu về kinh tế và xã hội. Khi thiếu hiểu biết hoặc phủ nhận rằng việc kỳ thị người Da Đen vẫn tồn tại, một số người ngụy biện rằng chính những người bị hành hung đã có lỗi khiến cánh sát phải sử dụng bạo lực. Những thái độ này là triệu chứng của một vấn nạn lớn hơn: tính kỳ thị người Da Đen đã xâm nhập khắp cộng đồng của chúng ta.

Chúng ta đã chạy trốn khỏi Campuchia, Lào và Việt Nam do chiến tranh, sự áp bức của chính quyền và nạn diệt chủng, với hy vọng có thể bắt đầu cuộc sống mới ở các quốc gia không có bạo lực. Khi hàng triệu người Đông Nam Á sống mòn mỏi trong các trại tị nạn và trôi dạt ngoài biển khơi, Hoa Kỳ đã tái định cư số lượng người tị nạn lớn nhất trong lịch sử, giữa lúc có cuộc tranh luận có tính kỳ thị để đánh giá xem mạng sống của chúng ta có đáng được cứu hay không.

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một cuộc thăm dò của Gallup hỏi người Mỹ rằng có nên thay đổi luật nhập cư để cho người tị nạn Đông Nam Á vào Hoa Kỳ hay không. Phần lớn người Mỹ, chính xác là 57%, phản đối đề nghị này. Đơn giản là việc chào đón chúng ta vào xã hội này nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.

Tuy bước đầu của chúng ta tại Mỹ không được nhiều người chấp nhận, nhưng nay đây đã trở thành nhà của chúng ta . Chúng ta phải nhớ ơn những người đã mở đường cho chúng ta tái định cư. Hai thập kỷ trước khi những người tị nạn Đông Nam Á đầu tiên đến Hoa Kỳ, các nhà đấu tranh quyền dân sự Da Đen đã thúc đẩy sửa đổi các chính sách nhập cư và sự kiện này đã cứu chúng ta. Thành công lớn nhất của họ là Đạo luật Quyền Dân sự vào năm 1964 và Đạo luật Quyền Bầu cử vào năm 1965. Những luật này quy định rằng sự bình đẳng, chống phân biệt đối xử và chống kỳ thị chủng tộc là những chính sách chính thức của đất nước.

Phong trào đấu tranh quyền dân sự mở ra một mô hình buộc luật nhập cư phải thay đổi. Tổng thống Lyndon B. Johnson “dần dần nhận ra rằng luật nhập cư đầy tính kỳ thị chủng tộc đã có từ nhiều thập kỷ trước, và nhất là việc giới hạn số người được nhận vào dựa trên nguồn gốc quốc gia, không còn phù hợp nữa với các quyền dân sự và công bằng chủng tộc.” Do đó, Đạo luật Asian Exclusion Act (Luật Cấm Người Châu Á) từ năm 1924 đã bị bãi bỏ, và thay thế bằng Immigration and Nationality Act ( Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch ) vào năm 1965. Luật này thiết lập những tiêu chuẩn nhập cảnh công bằng hơn và đã cho phép chúng ta tái định cư vì luật đặt ưu tiên cho việc đoàn tụ gia đình, nhập cư dựa trên kỹ năng và tiếp nhận người tị nạn từ các quốc gia cộng sản.

Các nhà đấu tranh người Da Đen cũng đã trực tiếp ủng hộ người tị nạn Đông Nam Á. Bayard Rustin, một trong những nhà lãnh đạo đó và là người đồng tính, người đồng tổ chức cuộc diễn hành ở Washington, là thành viên của Ủy ban Công dân Quốc tế về người tị nạn Đông Dương của tổ chức International Rescue Committee. Rustin đến thăm các trại tị nạn ở Thái Lan vào năm 1978, lắng nghe về những trải nghiệm nhọc nhằn của người tị nạn Campuchia, Hmong, Lào và Việt Nam. Tổng thống Carter đã ủng hộ chính sách cứu những người tị nạn Đông Nam Á đã bị các quốc gia khác từ chối một phần nhờ vào sự vận động của Rustin.

Rustin cũng đảm nhiệm công tác khó khăn là thay đổi dư luận Mỹ. Nhờ cách tổ chức ở tầm quốc gia, ông đã thuyết phục được hơn 80 nhà đấu tranh Da Đen, nghiệp đoàn lao động, giới kinh doanh và trí thức công khai hỗ trợ việc tái định cư người tị nạn Đông Nam Á. Họ đã mua một quảng cáo trên tờ báo New York Times số ra ngày 19 tháng 3 năm 1978, kêu gọi quyên góp cho International Rescue Committee và kết nối hoàn cảnh của người tị nạn với những người nghèo và người Mỹ Da Đen. Những nhân vật tên tuổi như Coretta Scott King, Mục sư Jesse Jackson, Daisy Bates, Hazel N. Dukes; và A. Phillip Randolph đã ký tên vào thỉnh nguyện này.

Rustin đã phải đối phó với sự chống đối của cộng đồng người Da Đen lo ngại sẽ bị người tị nạn cạnh tranh gia cư và những công việc làm vốn khan hiếm bằng cách giải thích theo tinh thần nhân đạo. Ông đi xa đến mức gọi những người tị nạn Đông Nam Á đã bị đẩy vào tình trạng bất ổn là “ người vô hình” . Người Vô Hình là tên một tiểu thuyết của nhà văn Da Đen trứ danh Ralph Ellison; người vô hình này không hiện hữu như một cá nhân, mà chỉ là một thành phần của các khuôn mẫu dựa trên định kiến.

Cộng đồng của chúng ta trong lịch sử đã sống kề bên các cộng đồng Da Đen khắp Hoa Kỳ; Một số thành viên của cộng đồng Đông Nam Á cũng thuộc vào cộng đồng Da Đen. Chúng ta chung vai trong các cuộc đấu tranh để chống lại sự nghèo khổ, bị phân biệt đối xử và bạo lực cảnh sát. Đây không phải để vẽ một hình ảnh sai lệch về sự chung sống hòa bình. Các thời điểm đau đớn khi các sắc tộc xung đột với nhau nhắc nhở cho chúng ta một quá khứ và hiện tại và qua đó chúng ta phải làm tốt hơn trước.

Cuộc đấu tranh để tái định cư của chúng ta đã kết thúc, nhưng cuộc chiến vì quyền dân sự của người Da Đen vẫn tiếp tục. Vào tháng 5 năm 1978, Rustin đã viết về hoàn cảnh của người tị nạn Đông Nam Á: “Người Da Đen phải quen với những người này vì họ là: anh chị em, không phải kẻ thù và đối thủ cạnh tranh.” Cộng đồng Da Đen đã giúp chúng ta, và chúng ta phải giúp lại họ: bây giờ đến lượt chúng ta đứng lên tranh đấu đòi quyền sống cho người Da Đen, không phải vì một khoản nợ cần trả, mà là vì chúng ta là người có liêm sỉ.