Bầu Cử 2018: Những Vấn Đề Quan Trọng Nhất Cho Người Gốc Việt

Bầu Cử 2018: Những Vấn Đề Quan Trọng Nhất Cho Người Gốc Việt

20 Tháng 10 2018
Thang Do, San Jose, CA, Thành viên của PIVOT
Bài viết này không nhắm vào Tổng Thống Trump, vì đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống. Mục đích của chúng tôi là muốn giúp người đọc, nhất là những ai không theo dõi thường xuyên các tin tức chính trị, trên nhiều nguồn thông tin khác nhau và từ giới truyền thông dòng chính bằng tiếng Anh, nắm được những vấn đề quan trọng nhất với cộng đồng người Việt. Hiện nay, có nhiều tranh cãi ồn ào về ông Trump. Phe ủng hộ tuyên dương ông là người tài năng xuất chúng, cứng cỏi, dám nói dám làm. Phe chống đưa ra những bằng chứng ông là người dối trá, mờ ám, kỳ thị, thậm chí kém cỏi về khả năng và chỉ nhằm vào thủ lợi cho cá nhân và gia đình.

Read More

Một Buổi Chiều Nghẹt Thở

Một Buổi Chiều Nghẹt Thở

13 Tháng 10 2018
Thang Do, San Jose, CA, Thành viên của PIVOT
Tôi còn nhớ rất rõ buổi chiều hôm ấy. Điện thoại cầm tay để trên bàn rẹt rẹt mấy tiếng to. Không phải là tiếng rung của ai đó gọi, mà cũng không phải tin nhắn bình thường. Tôi mở điện thoại, thấy một tin khẩn từ sở cảnh sát quận hạt: “trường Redwood đang bị phong tỏa – lockdown”. Suy nghĩ đầu tiên của tôi cho rằng chỉ là một báo động nhầm như vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Chừng một phút sau, điện thoại rẹt rẹt lần nữa: tin báo từ học khu, trường bị phong tỏa do tình nghi có người mang vũ khí vào trường. Con tôi đang có lớp nhạc sau giờ học ở đấy. Thông cáo yêu cầu phụ huynh không vào trường, mà chỉ đậu xe bên kia đường để chờ tin. Đang dự buổi họp, tôi đứng lên, đi ngang phía sau nguời chủ tọa để nói nhỏ tôi có việc gấp cần đi.

Read More

PIVOT Ủng Hộ Katie Porter Ứng Cử Dân-Biểu Hạ-Nghị-Viện Hoa-Kỳ

PIVOT Ủng Hộ Katie Porter Ứng Cử Dân-Biểu Hạ-Nghị-Viện Hoa-Kỳ

2 Tháng 10 2018
PIVOT hết lòng ủng hộ bà Katie Porter trong cuộc tranh cử Dân-Biểu Hạ-Nghị-Viện Hoa-Kỳ đại diện Địa Hạt 45 California. Là một ứng cử viên có nhiều tài năng, bà sẽ tích cực cải thiện đời sống của người Mỹ gốc Việt trong địa hạt và mang nguyện vọng của cộng đồng chúng ta đến quốc hội liên bang.

Read More

Ý Kiến Của Một Phụ Huynh Về Cuộc Bầu Cử 2018

Ý Kiến Của Một Phụ Huynh Về Cuộc Bầu Cử 2018

29 Tháng 9 2018
Thang Do, San Jose, CA, Thành viên của PIVOT
Là một phụ huynh, tôi viết bài này để chia sẻ suy nghĩ về cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới với các bạn có con hay cháu. Tuy là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để chọn đại diện Quốc Hội nhưng nó quan trọng vì nước Mỹ đang đứng trước các thử thách rất lớn. Tôi chỉ mong đưa ra góc nhìn của một phụ huynh chứ không nhằm ủng hộ một cá nhân nào.

Khi quyết định bầu cho ai hay luật nào, tôi chỉ đặt câu hỏi giản dị: tôi hy vọng gì cho tương lai con cháu? Ứng viên hay dự luật nào phù hợp với sự mong mỏi đó?

Read More

Public Charge - Công Phí

Public Charge - Công Phí

21 Tháng 9 2018 
Bác Sĩ  Nguyễn Thanh Tùng, Chủ Tịch Hội PIVOT
Khi mới lớn, tôi làm việc tại cửa hàng siêu thị của cha mẹ ở San Jose, California. Hầu hết khách hàng người Việt đều trả tiền bằng “phiếu lương thực” - Food Stamps. Bây giờ là bác sĩ, hầu hết các bệnh nhân gốc Việt của tôi đều được đài thọ y phí bởi các chương trình bảo trợ y tế như Medicaid hoặc Affordable Care Act, và Children’s Health Insurance Program (CHIP) cho con em của họ. Hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt đã được hưởng các chương trình trợ cấp đó của chính phủ liên bang, và nhờ thế, mới có thể sống và nuôi nấng con cái cho đến ngày chúng thành đạt và đóng góp cho đất nước Hoa Kỳ.  Đó là lý  do tại sao hội PIVOT rất quan tâm đến một dự thảo sắc lệnh của chính phủ liên bang hiện nay, nhằm đưa ra những quy định mới về luật “Public charge”- (tạm  dịch  là “Phí tổn của công” hay " Công Phí"), sẽ được sử dụng để ngăn chặn bất kỳ ai dùng một trong số chương trình này trong việc nhận tư cách thường trú hợp pháp hoặc “thẻ xanh”.

Read More

Chúng Ta Cũng Là Người Mỹ

Chúng Ta Cũng Là Người Mỹ

2 Tháng 7 2018
Phuong-Chi Nguyen

Gia đình tôi qua Mỹ năm 1975, sau khi Sài Gòn mất. Chúng tôi được giải cứu ngoài biển và được gửi đến Trại Pendleton ở San Diego. Năm tháng sau đó, tôi được sinh ra.
Là đợt người tỵ nạn đầu tiên sau chiến tranh, chúng tôi được chào đón và giúp đỡ. Người Mỹ giúp chúng tôi tìm việc làm và bắt đầu một cuộc sống mới. Trong trường, tôi nghe lời thầy giáo và cố gắng học chăm chỉ.
Người Mỹ gọi những người như tôi là "model minority," người nhập cư tốt, a good immigrant.
Những năm sau đó, gia đình tôi gặp rất nhiều may mắn. Mẹ tôi đã thi đậu quốc tịch và bảo lãnh cho gia đình đoàn tụ với cha mẹ, anh chị, con cháu. Chúng tôi đi làm, mở tiệm làm nail, văn phòng mua bán địa ốc. Những người qua sau cũng vào quốc tịch và xin cho người nhà đoàn tụ. Dần dần chúng tôi được đoàn tụ với những người thân yêu mà chúng tôi đã bị tách rời.

Read More

Lá Thơ Gởi Toà Soạn

Lá Thơ Gởi Toà Soạn

5 Tháng 7 2018
Kathy Khanh Linh Tran, Delegate, 42nd District, Virginia House of Delegates
Năm 1979, qua bao ngày trôi dạt trên một mảnh thuyền con cũ kỹ, ba mẹ và tôi trốn thoát Việt Nam và trở thành người tỵ nạn. Mẹ tôi còn nhớ đêm đó không sao—trời đen tối đến nỗi bà không phân biệt nổi giữa đại dương bao la và đêm dầy đặc. Khi chúng tôi bước xuống biển tận cùng, bà vẫn không hiểu làm sao chúng tôi có thể sống thoát.

Read More

Như Những Gia Đình Đó

Như Những Gia Đình Đó

22 Tháng 6 2018
Tiến Sĩ  THU QUÁCH, Ủy Viên Trưởng Ban Chính Sách hội PIVOT

Gia đình tôi—gồm cha mẹ, hai anh chị và tôi—đã lấy thuyền trốn khỏi Việt Nam năm 1979 và đến Hoa Kỳ dưới phương diện tỵ nạn.  Chúng tôi nằm trong số 800.000 thuyền nhân đã can đảm liều chết trong cuộc vượt biên đầy bất trắc nguy nan để tìm lấy một đường sống. Tôi thường bảo với hai con trai tôi rằng: mình là một trong những gia đình may mắn, vì chúng mình còn sống thoát bên nhau. Nhiều gia đình không được cái may mắn đó.

Read More

Suy Ngẫm Về Quê Hương

Suy Ngẫm Về Quê Hương

31 Tháng 5 2018
Kavi Vũ
Các bạn thường hỏi tại sao lá cờ Việt Nam mà em chào mừng không giống lá cờ treo ở Thế Vận Hội hay lá cờ tìm thấy trong danh sách emoji. “Quốc kỳ Việt Nam đã thay đổi sau cuộc chiến,” là câu trả lời gần sự thật nhất cho họ. Cắt nghĩa dài dòng quá có thể khiến họ ngao ngán vì họ đâu cần nghe một câu chuyện. Họ chỉ cần một lời giải đáp đơn giản đủ thoả mãn. Một câu trả lời rườm rà sẽ đẩy họ đi mất, nhưng ngược lại, một câu trả lời quá ngắn gọn là một phản bội đối với lương tâm bản thân.

Read More